Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 10


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
11-09-2012, 09:55 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Thuyết minh về tác gia Nguyễn Du




Bài làm 1

NDu sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Tổ tiên ông vốn từ Hà Tây di cư vào Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), mẹ là Trần Thị Tần (1740-1778), quê Bắc Ninh. Vợ là Đoàn Nguyễn Thục, quê Thái Bình. NgDu may mắn đc tiếp nhận truyền thống văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là một tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của nhà đại thi hào dân tộc.

Thưở thiếu thời ông sống tại Thăng Long trog một gđ phog kiến quyền quý. cha từng làm tể tướng dưới triều Lê-Trịnh. Nhưg ND sớm p trải qua nhiều mất mát đau thương khi 10 tuổi mồ côi cha, 13t mất mẹ, ông đến sống cùng Nguyễn Khảm - anh trai cùng cha khác mẹ, nổi tiếng phong lưu một thời và thân vs chúa Trịnh Sâm là người đam mê hát xướng. Trog tgian này, NDu đã có thêm nhiều hiểu biết về cs phog lưu của giới quý tộc phog kiến,ôg đã fần nào thấu hiểu cs của nhữg người ca nhi, kĩ nữ trog những lâu đài tráng lệ này. Năm 1783, ôg thi đõ Tú Tài và nhậm chức ở Thái Nguyên, nhưg chưa đc bao lâu thì biến cố xảy ra, ôg lưu lạc ở khắp các vùng quê hơn 10 năm trời trc khi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Trog tgian này, ông đã tiếp xúc và có vốn hiểu biết hết sức phong phú về kho tàng cao dao, dân ca của mỗi vùng miền.

Ra làm quan cho nhà Ng~ ko lâu ôg đc thăng chức và cử đi sứ TQ. Trog tgian này, ông đã đc hiểu nhiều hơn về con người, văn hoá của đất nc ma ôg đã từg đc tiếp xúc nhiều qua sử sách. Có thuyết cho rằng trog tgian này ôg đã dựa trên tp Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà viết ra Truyện Kiều theo 1 fog cách, 1 cảm nhận riêng.

Đoạn Trường Tân Thanh hay còn đc biến đến vs cái tên phổ biến là Truyện Kiều đc viết bằng chữ Nôm gồm 3254 câu thơ theo kiểu lục bát. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều - nv chính trong truyện, 1 cô gái "sắc nước hương trời" và có tài "cầm kì thi hoạ". ND dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh tâm tài nhân (TQ), có bố cục theo 3 phần truyền thống của tác phẩm cổ điển:

p1:Gặp gỡ & đính ước
p2: Gia biến & lưu lạc
p3:Đoàn tụ.

Truyện kể về gđ họ Vương có 3 người con: 2 con gái đầu là thuý kiều và thuý vân đều tài sắc vẹn toàn, "mỗi người 1 vẻ 10 phân vẹn mười" nhưg so bề tài săc thì TK lại hơn hẳn cô em; và cậu út Vương Quan. Trong một chuyến đi chơi xuân, K đã gặp Kim Trọng là người "vốn nhà trâm anh", "đồng thân" vs Vương Quan, "hào hoa phong nhã" và từ lâu đã có ý vs TK. Truyện tình của đôi uyên ương vẹn sắc vẹn toàn ấy kéo dài chẳng đc bao lâu thì gđ K xảy ra biến cố, cha K bị mắc oan, ôg và con trai là VQ bị đánh đập dã mãn, để cứu cha và em, K đã chấp nhận bán mình vào chốn lầu xanh, nhưg nàg kũn ko quên lời hẹn ước "trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai" vs KT trc khi chàng về Liêu Dương tang chú. TK đã nhờ cậy TV thay mình trả lời hẹn ước vs KT. Trao duyên xog nàng đã quá đau khổ mà ngất đi trên tay người thân. TK bị Tú Bà bắt về ở chốn lầu xanh, bị ép bán thân nàg đã tự tử nhưg ko thành, sau đó Tú Bà đành nhượng bộ cho nàg ra ở lầu Ngưng Bích. 1 mìh 1 chốn ko người, nàg nhớ KT, nhớ gđ, và vì quá đau khổ mà nàg đã mắc lừa Sở Khanh, lại một lần nữa bị bắt về lầu xanh và lần này nàg đành chịu quy phục, để mặc cho thể xác "đến phong trần, cũng phong trần như ai". Ở chốn ấy, nàg gặp Thúc Sinh và cùng trao duyên hẹn ước, tuy ban đầu bị cha Thúc Sinh cản trở nhưg sau đó nàg cũng đc hp bên TS. Nhưg hp này chẳngkéo dài đc bao lâu, Hoạn Thư - zk kả TS đã lừa, đánh ghen và ép K tự rời bỏ TS. Nàg đến chùa Quan âm và gặp Sư trưởng Giác Duyên, bà cho K ở tạm nhà Bạc Hạnh mà ko ngờ rằng BH cùng phe vs Tú Bà, và K lại rơi vào kiếp lầu xanh lần 2. Trải qua nhữg tháng ngày ô nhục, vào 1 ngày đẹp trời nàg đã gặp Từ Hải, anh hùng lừng danh thời đó. Hai bên p lòg nhau, TH chuộc TK về làm zk, nhưg TH lại "động lòng 4 phương", mag quân đi chinh chiến, khi trở về, TK và TH đã có n~ thág ngày hp bên nhau. Nhưg số phận vẫn đong đưa khi TK bị Hồ Tôn Hiến lừa, khuyên TH ra đầu hàng, TH chết đứng, K bị gả cho người Thổ quan. Luk đi qua sông Tiền, nhớ lời Đạm Tiên báo mộng, nàg trẫm mình xún sông tự vẫn và đc sư Giác Duyên cứu mang về cưu mang. Sau đó,nàg đã gặp lại KT và đoàn tụ vs gia đình. Nhưg nàg ko mog sự gặp gỡ này vì TV đã nên zk nên ck vs KT. Nhưg chĩnh TV đã mai mối hai người. Vì thấy mình ko kòn xứng vs KT, K đã hẹn thầm vs KT sẽ trở thành bạn "chẳng trog chăn gối kũn ngoài cầm thơ".

Truyện Kiều đã để lại nhiều giá trị sâu sắc. Về nội dung, Truyện Kiều đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời cuối thế kỉ XVIII đầu XIX, truyện đã gột tả được hết tất cả những gì xảy ra của cái xã hội đồng tiền, xấu xa, đồi bại và đầy những bất công đó. Truyện cũng phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội đó, đặc biệt là nỗi khổ của những người phụ nữ có nhan sắc "hồng nhan bạc phận". Đồng thời truyện cũng ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ và tài sắc của người phụ nữ, tỏ sự thông cảm và đồng cảm sâu sắc trc nỗi khổ cảu con người, đb là vs nỗi khổ của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Truyện cũng bày tỏ sự khao khát trong tình yêu, hp lứa đôi và ước mơ tự do công bằng trong cs.

Về NT, truyện được viết dưới dạng VHọc Dgian, vận dụng linh hoạt thành công các thành ngữ, ca dao, các điển cố, điển tích.Truyện cũng đạt thành công trong nghệ thuật tả người, vs nv chính diện, tgiả đã sd ngòi bút ước lệ, dùng h/ả TN tả người, những nv chính diện trog truyện là những nv lí tưởng hoá của NDu. Đối vs nv phản diện, NDu sd ngòi bút tả thực, là nv hiện thực hoá của NDu. Về tả cảnh, ngòi bút tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc hoạ rõ nét nội tâm nv qua cảnh sắc.

Truyện cũng có một số dị bản như Kim Vân Kiều tân truyện: Kim Ngọc lâu tàng bản, Tự Đức thứ 25 (1872), Kim Vân Kiều tân truyện: Thịnh Mĩ đường tàng bản, Tự Đức thứ 32 (1879), ... Đối vs bản dịch chữ quốc ngữ thì có Kim Vân Kiều tân truyện: do Abel des Michels phiên âm, chú thích và dịch sang tiếng Pháp có kèm theo bản nôm gồm 3 tập in ở Paris, 1884 - 1885, Kim Vân Kiều tân truyện: do Edmond Nordemann phiên âm, in ở Hà Nội năm 1897, Đoạn trường tân thanh: của Kiều Oánh Mậu chú thích, khắc in ở Hà Nội năm 1902... Ngoài ra còn có một số bản dịch nước ngoài như Das Mädchen Kiêu, bản tiếng Đức, in năm 1964, Kim Vân Kiều, bản tiếng Pháp, Xuân Việt, Xuân Phúc, Paris, 1961, Kiều, bản tiếng Pháp, Nguyễn Khắc Viện, Hà Nội, 1965...

Đoạn trg Tân Thanh đã để lại dấu ấn sâu sắc cho hàng triệu lớp người Việt Nam qua bao thế hệ mà còn gây tiếng vang tới khắp năm châu, để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ,... truyện đã giúp NDu lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.

Bài làm 2:
Nguyễn Du và kiệt tác truyện Kiều

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều.


Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.


Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.


Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.


Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.


Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.


Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân./.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
du, gia, minh, nguyễn, tác, thuyết, về




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.