Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > II - ♥ TTB ! Thảo Luận ♥ > 9 - CLb Học Tập ♥ Du Học Các Nước > Kế toán - Tài Chính > Tài Liệu Quản Trị Nhân Sự


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
22-10-2013, 07:13 PM
sweet_love's Avatar
sweet_love sweet_love is offline
Super Moderator

Default Nội quy công ty và Sổ tay Nhân viên, 2 loại tài liệu này khác nhau thế nào???





Như vậy: Nội quy công ty là 1 trong những quy định trong Doanh nghiệp
Nội quy: Cấp 3 (Nội quy là quy định)
Sổ tay: Cấp 1


Phân biệt quy chế, quy định: Việc phân ra thành quy chế và quy định thì cũng giống như hệ thống pháp luật VN phân ra thành nghị định và thông tư để nhìn vào là biết do ai ban hành. Nhưng mình xin nhấn mạnh đây cũng chỉ là một quan điểm trong việc ban hành các văn bản quản lý của doanh nghiệp.
Như vậy, quy chế thì bao gồm quy định và các thủ tục có liên quan để thực hiện quy định đó còn quy định thì chỉ bao gồm các quy định đơn.





******************************

HỆ THỐNG TÀI LIỆU CỦA DN





Bảng so sánh hệ thống tài liệu DN và hệ thống pháp luật


Hiến pháp/luật -------------------- sổ tay
Nghị định---------------------------- Thủ tục/ Quy chế
Thông tư/Chỉ thị/Guide -------- Hướng dẫn cv, Quy định, tiêu chuẩn
Công văn------------------------Quy trình


Diễn giải

- Tài liệu cấp cao sẽ có hiệu lực cao hơn tài liệu cấp thấp.
- Diễn giải sổ tay là các quy trình, quy định, hướng dẫn.
- Biểu mẫu luôn phải đi kèm với một tài liệu như: thủ tục, quy định, hướng dẫn…
- Ngoại lệ so với hệ thống pháp luật.
***************

I. Sổ tay
1.1 Khái niệm:
+ Theo ISO 9000:2000, sổ tay chất lượng là tài liệu cung cấp những thông tin nhất quán, cho cả nội bộ và bên ngoài, về hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.
+ Theo cách hiểu thông thường sổ tay là cẩm nang hoạt động cho một lĩnh vực nào đó.

1.2 Mục đích của sổ tay:
- Cung cấp thông tin giới thiệu cho các bên liên quan: khách hàng, cổ đông chiến lược, Ban Giám đốc…
- Giới thiệu triết lý kinh doanh, sứ mạng, mục tiêu, văn hoá DN…
- Cung cấp các thông tin cơ bản về hệ thống quản lý của DN.
- Các mục đích khác còn tuỳ thuộc vào từng loại sổ tay.

1.3 Phân loại:
1.3.1 Sổ tay chất lượng:
Đây là loại sổ tay của hệ thống quản lý ISO 9000 (phiên bản mới nhất là ISO 9001:2000).
Về nội dung, hầu như toàn bộ nội dung của sổ tay chất lượng gần như tương ứng với nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

1.3.2 Các loại sổ tay khác:
- Sổ tay chức năng. Ví dụ:
+ sổ tay bộ phận nhân sự.
+ sổ tay kinh doanh.
+ sổ tay kế toán…
- Sổ tay HACCP, SA 8000, ISO 14000.
- Sổ tay hoạt động (hệ thống nhượng quyền). Operation manual.
- Sổ tay nhân viên.

1.4 Hiện trạng xây dựng sổ tay của các DN hiện nay.
- Mới dừng lại ở việc phát triển sổ tay theo yêu cầu của các tiêu chuẩn mà DN đang áp dụng. Chưa bao quát được toàn bộ hoạt động của DN.
- Nội dung của các sổ tay quá khô cứng, áp dụng cứng nhắc theo nguyên văn của tiêu chuẩn tương ứng.
- Theo quan điểm mới, cần xây dựng sổ tay đáp ứng được mục đích xây dựng sổ tay, đặc biệt phải dễ hiểu và đảm bảo yêu cầu của các bên quan tâm.

1.5 Xây dựng sổ tay công ty.
1.5.1 Các thay đổi so với yêu cầu kiểm soát tài liệu:
- Trang bìa, phần Header và Footer, trang chỉnh sửa tài liệu tuân theo đúng Thủ tục kiểm soát và hướng dẫn biên soạn tài liệu.
- Phần biểu mẫu (tài liệu diễn giải không ghi vào phần VI mà ghi trực tiếp trong từng phần liên quan).
- Có thể phát triển thêm phần mục đích, phạm vi, tài liệu tham khảo.

1.5.2.1 Phần mở đầu (chương I).
- Giới thiệu lịch sử hình thành công ty.
- Ban lãnh đạo công ty.
- Cơ cấu tổ chức.
- Lĩnh vực kinh doanh.
- Kết quả kinh doanh.
- Định hướng phát triển.

1.5.2.2 Chương II: Hệ thống tài liệu:
- Giới thiệu mô hình tài liệu.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát hồ sơ.

1.5.2.3 Chương III: Quản trị
- Cơ cấu tổ chức.
- Uỷ quyền.
- Quản lý thông tin nội bộ.
- Hệ thống báo cáo nội bộ.

1.5.2.4 Quản trị nhân sự:
- Tuyển dụng.
- Đào tạo.
- Đánh giá công việc .
- Lương thưởng.
- Các chế độ phúc lợi.
- Kỷ luật…

1.5.2.5 Các chương khác
- Marketing.
- Bán hàng
- Dịch vụ.
- Hành chánh.
- Kế toán…

II. Thủ tục


III. Quy định

3.1 Khái niệm:
- Toàn bộ phần nội dung và hình thức của tài liệu tuân theo thủ tục kiểm soát tài liệu.
- Phân biệt khái niệm quy định thông thường và khái niệm quy định trong hệ thống tài liệu.
+ Theo cách hiểu thông thường, quy định là tất cả những gì mà một thành viên trong tổ chức phải thực hiện. Như vậy, bản thân các tài liệu khác như sổ tay, thủ tục, hướng dẫn đều là các quy định.
+ Theo định nghĩa của ISO 9000: 2000, thì quy định là tài liệu công bố các yêu cầu (documents stating requirements).

3.2 Các loại quy định trong DN:
- Thực hiện chế độ kế toán tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định về lao động.
- Thực hiện các chính sách của DN về kinh doanh, nhân sự như:
+ Quy định về thưởng doanh số.
+ Nội quy.
+ Quy định về các hành vi, phương pháp xử sự, giao tiếp của các thành viên trong tô chức…

3.3 Chức năng nhiệm vụ, mô tả công việc
3.3.1 Khái quát:
- Chức năng, nhiệm vụ và mô tả công việc là một loại quy định đặc thù của tổ chức.
- Cần phân biệt hai khái niệm chức năng và nhiệm vụ:
+ Chức năng là gì? Chức năng là nhiệm vụ trọng tâm của bộ phận.
+ Nhiệm vụ là gì? Cái mà bạn phải thực hiện.

3.3.2 Mô hình CN-NV-mục tiêu CV

- Bước 1: Xác định các chức năng chính.
- Bước 2: Xây dựng các quy trình cho mỗi chức năng.
- Bước 3: Lập list các nhiệm vụ. Trong các phần này cần lưu ý đến 4 chức năng của nhà quản trị: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
- Bước 4: Chuyển các NV cho các Staff hay quản lý thích hợp.

3.3.3 Nội dung chính bản MTCV:
- Mục tiêu công việc:
- Nhiệm vụ:
+ Hầu hết các tổ chức chỉ liệt kê các NV của nhân viên mà không thể hiện trong đó rằng NV đó thực hiện như thế nào.
+ Chúng ta có thể thiết kế phần nhiệm vụ làm nhiều cột như nhiệm vụ, tài liệu, yêu cầu..
- Quyền hạn.
- Báo cáo và uỷ quyền.
- Nhiều tổ chức tích hợp thêm phần tiêu chuẩn công việc.

IV. Tiêu chuẩn:

- Hiện nay trong DN tồn tại hai loại tiêu chuẩn chính là:
+ Tiêu chuẩn công việc.
+ Tiêu chuẩn sản phẩm.
- Nội dung và hình thức xây dựng tiêu chuẩn tuân theo quy trình kiểm soát tài liệu.

V. Hướng dẫn công việc:
- HDCV thường chi tiết các nội dung trong sổ tay, thủ tục hoặc quy định. Đối với mỗi yêu cầu trong các loại tài liệu này, sẽ phát sinh quy tắc: 5W1H. HDCV chính là chi tiết chữ How trong quy tắc này.
- HDCV phân làm hai loại chính: theo loại công việc và theo người sử dụng.
- Thông thường HDCV được dùng cho một loại công việc tương ứng với một người sử dụng thì sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận.
- Nội dung và hình thức của HDCV tuân theo thủ tục kiểm soát tài liệu, và thường được phân thành nhiều bước khác nhau, có diễn giải chi tiết cho từng bước công việc.

VI. Hướng dẫn vận hành:
6.1 Đối tượng sử dụng:
+ Các loại máy móc.
+ Máy vi tính, server…

6.2 Cơ cấu nội dung của tài liệu:
6.2.1 Chuẩn bị:
+ Nhiên liệu.
+ Hệ thống điện.
6.2.2 Thao tác mở máy.
6.2.3 Thao tác vận hành.
+ Các bước để vận hành máy.
+ Quy định thời gian kiểm tra.
6.2.4 Tắt máy.
+ Thao tác tắt máy.
+ Thu dọn, sắp xếp lại nơi làm việc.
6.2.5 Các sự cố thường gặp và cách xử lý.
Mục đích là tạo ra sự hướng dẫn cho người vận hành các sự cố thường gặp để họ có thể xử lý trực tiếp mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.
6.2.6 Bảo trì.

VII. Biểu mẫu

- Hầu như toàn bộ hoạt động của công ty thể hiện qua các biểu mẫu.
- Biểu mẫu khi được ghi chép sẽ là bằng chứng khách quan về việc thực hiện công việc của NV.
- Vì tầm quan trọng của BM, một số công ty thường lập một danh sách để quản lý tất cả các loại biểu mẫu.
- Danh sách biểu mẫu thường do phòng HC quản lý. Lý do, nó sẽ liên quan đến việc cấp phát, sử dụng cho các phòng ban chức năng..
- BM không bao giờ đứng độc lập mà luôn đi kèm các tài liệu quy định và diễn giải cho nó, như thủ tục, quy định, hướng dẫn…
- Mã số biểu mẫu thường đi kèm mã số tài liệu đi kèm với nó, ví dụ: 04/KV/TT-11/BM hoặc KV/TT-11/BM04


KIỂM SOÁT TÀI LIỆU CỦA BỘ PHẬN
1. Phát sinh tài liệu mới.
- Lập giấy đề nghị soạn thảo tài liệu mới (theo mẫu thủ tục kiểm soát tài liệu).
- Soạn thảo tài liệu theo hướng dẫn soạn thảo tài liệu.
- Chuyển tài liệu cho các bộ phận có ý kiến (nếu tài liệu liên quan đến phòng ban khác).
- Liên hệ bộ phận HC xin mã số tài liệu.
- Trình GĐ xem xét và phê duyệt.
- Bộ phận HC photo và phân phối tài liệu.

2. Thay đổi tài liệu:
- Lập giấy đề nghị thay đổi tài liệu.
- Chuyển phòng ban khác cho ý kiến, tập hợp.
- Trình GD xem xét và phê duyệt.
- Phòng HC chỉnh sửa tài liệu hệ thống và phân phối.

3. Phân phối và huấn luyện:
- Bộ phận liên quan sẽ nhận được một bản copy tài liệu từ phòng HC. Bản copy phải có đóng dấu kiểm soát.
- Khi nhận được tài liệu, trưởng BP có trách nhiệm giải thích, huấn luyện cho nhân viên về quy trình mới.
- Trưởng bộ phận lập biên bản huấn luyện, có chữ ký của NV tham gia, biên bản huấn luyện chính phải chuyển về phòng NS lưu.

4. Danh mục tài liệu nội bộ.
- Danh mục tài liệu nội bộ bao gồm tất cả các tài liệu phát sinh trong nội bộ công ty.
- Mỗi bộ phận phải lập một danh mục tài liệu nội bộ của bộ phận mình và cập nhật danh mục tài liệu thường xuyên.

5. Tài liệu bên ngoài:
5.1 Khái niệm: Tài liệu bên ngoài là tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài.
5.2 Phân loại:
- Văn bản pháp luật.
- Tài liệu kỹ thuật của khách hàng.
- Sách hướng dẫn chuyên môn.
- Tài liệu của công ty khác…
- Tài liệu bên ngoài còn được phân làm loại có tính chất bắt buộc và tài liệu tham khảo.
+ Tài liệu có tính chất bắt buộc ví dụ như văn bản pháp luật, tài liệu kỹ thuật của khách hàng để hướng dẫn cho từng đơn hàng cụ thể. Những tài liệu này phải được kiểm soát tương tự như tài liệu nội bộ của công ty.
+ Tài liệu bắt buộc được đóng dấu kiểm soát và tài liệu tham khảo được đóng dấu tham khảo.
5.3 Kiểm soát tài liệu bên ngoài.
- Bộ phận phải duy trì một danh mục tài liệu bên ngoài với mẫu tương tự danh mục tài liệu nội bộ.
- Khi phát sinh tài liệu bên ngoài, bộ phận lập phiếu đề nghị áp dụng tài liệu bên ngoài, trình GD phê duyệt (hoặc có thể uỷ quyền phê duyệt cho TP).

PHẦN IV: KIỂM SOÁT HỒ SƠ

1. Yêu cầu:
- Xác định bằng chứng về quá trình thực hiện hệ thống tài liệu.
- Đảm bảo tính rõ ràng, dễ nhận biết, dễ sử dụng.
- Xác định phương pháp bảo quản, bảo vệ.
- Xác định thời gian lưu trữ và huỷ bỏ hồ sơ.
- Cách thức sử dụng.

2. Ý nghĩa:
- Giảm rủi ro khi nhân viên nghỉ việc, nghỉ đột xuất.
- Thuận lợi cho quá trình bàn giao công việc.
- Truy xuất nhanh hồ sơ…

3. Phân loại hồ sơ:
- Hồ sơ trong máy/ổ cứng/server.
- Hồ sơ giấy.
- Hồ sơ trên mạng/email.
- Hồ sơ lưu trên các đĩa CD.

4. Danh mục hồ sơ.


5. Quản lý hồ sơ của bộ phận.

- Công ty phải có danh mục hồ sơ chung. Danh mục này chủ yếu nêu ra nguyên tắc quản lý các loại hồ sơ.
- Danh mục hồ sơ của bộ phận nào thì bộ phận đó tự quản lý.
- Trong các loại hồ sơ, hiện nay việc quản lý hồ sơ trong máy vi tính của các công ty còn nhiều vướng mắc.
Theo Blog Quản trị doanh nghiệp
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.