Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 6


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
25-11-2013, 04:34 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Soạn bài sơn tinh thủy tinh




I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bắt nguồn từ thần thoại cổ về núi Tản Viên nhưng đã được lịch sử hóa thành truyền thuyết. Truyện được gắn vào một thời đại lịch sử, trở thành một truyện quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. Sơn Tinh trở thành người hùng văn hóa trong nhận thức dân gian.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích các hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VĂN BẢN

Câu 1. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

+ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: (từ đầu cho đến “mỗi thứ một đôi”): Điều kiện kén rể của vua Hùng.

- Đoạn 2: (tiếp theo cho đến “thần nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

- Đoạn 3: (phần còn lại): Sự thất bại của Thủy Tinh và sự báo thù hàng năm.

+ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18, thời đại mở đầu của lịch sử dân tộc.

Câu 2. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng.

+ Nhân vật chính của truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh cả hai nhân vật đều được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng.

Nhân vật Sơn Tinh:

- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.

- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.

- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.

Nhân vật Thủy Tinh:

- Gọi gió, gió đến.

- Hô mưa, mưa về.

- Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.

+ Ý nghĩa tượng trưng

- Sơn Tinh:

Tài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến.

=> Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.

- Thủy Tinh:

Tài năng của Thủy Tinh thể hiện sự tàn phá, hủy diệt, mang lại hiểm họa cho cuộc sống. Thủy Tinh là một hung thần đáng sợ.

=> Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe dọa cuộc sống con người.

Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm;

+ Ước mơ chế ngự và chiến thắng thiên tai của con người;

+ Bài ca trị thủy trong buổi đầu dựng nước của các vua Hùng.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Muốn kể chuyện diễn cảm em phải nắm vững các sự việc và xác định giọng điệu thích hợp.

- Vua Hùng kén rể —> giọng hân hoan

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn —> giọng điệu ngạc nhiên

- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể —> giọng điệu thể hiện sự băn khoăn

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đánh nhau —> giọng sôi nổi, dồn dập, hào hùng.

- Kết quả trận đánh —> giọng trầm xuống, lắng đọng.

- Đoạn cuối —> giọng chậm rãi.

[SPOILER]Câu 3. Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh em nghĩ gì về chủ trương củng cố đê điều, trồng rừng và nghiêm cấm nạn phá rừng của Nhà nước ta hiện nay.

+ Chủ trương củng cố đê điều; nghiêm cấm nạn phá rừng; và trồng thêm hàng triệu héc ta rừng của nước ta hiện nay là hoàn toàn đúng đắn. Nhằm mục đích ngàn chặn lũ lụt, bảo vệ môi trường sống.

+ Nạn lũ lụt hiện nay vẫn là một tai họa hàng đầu đáng sợ nhất trong bốn tai họa lớn: thủy, hỏa, đạo, tặc. Hàng năm ở nước ta trên cả ba miền Bắc Trung Nam liên tiếp hết cơn lũ này, đến cơn lũ khác, thiệt hại lên tới hàng trăm tỉ đồng. Bao nhiêu nhà cửa, tài sản, bao nhiêu tính mạng của con người bị thiệt hại. Vì vậy hơn lúc nào hết chúng ta phải gấp rút tìm nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn lũ lụt.

Câu 3. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.

- Con Rồng, cháu Tiên

- Bánh chưng, bánh giầy

- Thánh Gióng

- Chử Đồng Tử

IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Chúng ta thấy bóng dáng và tầm vóc của người khổng lồ đào sông xây núi, sừng sững trên đất nước mênh mông, bưng ngay những dòng lũ lớn từ Tây Bắc đổ xuống và dồn tất cả những trái núi to nhất đến các vùng Hà Tây, Thanh Thủy ngày nay, để buộc sông Đà và sông Hồng bớt lồng lộn và giận dữ để mà ngoan ngoãn chảy về xuôi.

(Cao Huy Đính)

Thán phục chàng Sơn Tinh bao nhiêu, chúng ta càng thán phục và nhớ ơn tổ tiên ta, nhân dân ta bấy nhiêu. Bởi vì, chính Sơn Tinh vị thần núi Tản Viên là người đại diện cho cả dân tộc đã bao đời nay tấu lên bản hùng ca trị thủy để bảo vệ non sông đất nước, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc, thanh bình cho mỗi chúng ta.

(Vũ Dương Quỹ)

Truyện còn nói lên ước mơ của người Việt thời cổ “Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu” - Phải chăng đây là ước mơ của người xưa, muốn chinh phục tự nhiên, chiến thắng nạn lũ lụt để có cuộc sống bình yên? Một ước mơ đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc lại được thể hiện trong một hình tượng đầy chất thơ. Chúng ta trân trọng ước mơ đó, vì chúng ta, trong ngày hôm nay, đã và đang biến ước mơ của người xưa thành những hiện thực đẹp đẽ.

(Nguyễn Xuân Lạc)


NGHĨA CỦA TỪ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.

- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

+ Đưa ra những từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

1. Nghĩa của từ là gì?

- Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, v.v...) được hình thành trong đời sống, được mọi người làm theo.

- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.

- Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

a) Mỗi chú thích ở trên gồm hai bộ phận, phần đầu nêu từ (in đậm) phần sau giải thích nghĩa của từ.

b) Nghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình

HÌNH THỨC - NỘI DUNG -> Nghĩa của từ

2. Cách giải thích nghĩa của tù

+ Từ tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm về sự vật mà từ biểu thị

+ Từ lẫm liệt được giải thích bằng các từ đồng nghĩa.

+ Từ nao núng được giải thích bằng từ đồng nghĩa và nêu tính chất mà từ biểu thị.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học, cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ bằng cách nào?

Ta chỉ nên chọn mỗi bài một vài chú thích, không nên chọn số lượng quá nhiều.


Câu 2. Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lởm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp.

- học tập: rèn luyện để có hiểu biết và có kĩ năng.

- học lởm: nghe thấy người ta làm rồi làm theo, thứ không ai trực tiếp dạy bảo.

- học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.

- học hành: học văn hóa, có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Câu 3. Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp.

- Trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.

- Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa các bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật.

- Trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Câu 4. Giải thích các từ sau theo những cách đã biết

Hướng dẫn

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.

- Rung rinh: chuyển động qua lại nhẹ nhàng liên tiếp.

- Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh.

Câu 5. Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không?

+ Muốn biết cách giải thích nghĩa từ mất của bạn Nụ có đúng hay không, ta phải tìm hiểu từ mất có những nét nghĩa nào.

+ Theo giải thích của “Từ điển tiếng Việt” từ mất có những nghĩa sau:

- mất: không có, không thấy, không tồn tại (tạm thời hay vĩnh viễn) nữa.

- mất: không còn thuộc về mình nữa.

- mất: không có ở mình nữa (mất sức, mất niềm tin).

- mất: dùng hết bao nhiêu thời gian, công sức hoặc tiền bạc vào việc gì (tiền ăn mỗi ngày mất mấy chục).

- mất: không còn sống nữa (Bố mẹ mất sớm).

+ Như vậy cách giải thích từ mất như nhân vật Nụ là không chính xác: “Biết nó ở đâu rồi thì không gọi là mất”.

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

I. KIẾN THÚC CƠ BẢN

- Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

1. Đặc điểm của sự việc trong văn tự sự

Câu a

Câu b

+ Sáu yếu tố cơ bản của văn tự sự

- Yếu tố 1: Nhân vật (do ai làm) —> Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Yếu tố 2: Thời gian (xảy ra lúc nào) —> Đời vua Hùng Vương thứ 18.

- Yếu tố 3: Địa điểm (xảy ra ở đâu) —> Hai bên đánh nhau ở Phong Châu.

- Yếu tố 4: Nguyên nhân —> Do Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Yếu tố 5: Diễn biến —> Trận giao chiến diễn ra ròng rã mấy tháng trời, lại tiếp tục xảy ra hàng năm.

- Yếu tố 6: Kết quả —> Thủy Tinh thất bại.

+ Không thể bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện được.

Bởi vì: Nếu bỏ đi người đọc sẽ không hiểu được chuyện xảy ra vào lúc nào, ở đâu? Không thấy tính hợp lý của câu chuyện với thời đại.

+ Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết, bởi nó thể hiện ước mơ của nhân dân và làm tăng tính kì ảo của nhân vật.

+ Thủy Tinh nổi giận là hoàn toàn có lí —> yếu tố quan trọng để phát triển chuyện.

- Lý do đó được thể hiện ở sự kiện: Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.

Câu c

+ Sự việc thể hiện mối thiện cảm của vua Hùng đối với Sơn Tinh.

- Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên, những đồ sính lễ mà vua Hùng ra điều kiện đều là sản phẩm ở rừng núi: “cơm nếp, bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”.

+ Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh (Lần giao chiến đầu tiên và sau đó mỗi năm một lần) điều đó thể hiện ước mơ chế ngự và chiến thắng lũ lụt của cha ông ta ngày xưa.

+ Không thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh vì điều đó không phản ánh được khát vọng và sức mạnh của con người trong công cuộc đấu tranh với thiên nhiên.

+ Cũng không thể xóa bỏ sự việc hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh —> Vì điều đó nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm.

2. Nhân vật trong văn tự sự

Câu a

Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới nhiều nhất (có thể biểu dương hoặc lên án).

+ Tên các nhân vật tự sự trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Nhân vật phụ là vua Hùng, và Mị Nương, nhân vật phụ cũng cần thiết, ta không thể bỏ được, nhân vật phụ giúp cho nhân vật chính hoạt động.

Câu b

Tính chất miêu tả cụ thể của nhân vật được thể hiện:

+ Tên gọi: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Lai lịch: Mị Nương con gái vua Hùng thứ 18. Sơn Tinh thần núi Tản, Thủy Tinh thần nước thẳm.

+ Tính tình: Mị Nương nết na hiền dịu.

+ Tài năng: Sơn Tinh dời núi, nổi cồn, Thủy Tinh tài hô mưa gọi gió.

+ Việc làm, hành động, ý nghĩa, lời nói:

- Việc làm

- Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông... vẫy tay về phía tây.

- Thủy Tinh: gọi gió, hô mưa.

- Hành động

- Thủy Tinh: Đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão...

- Sơn Tinh: Dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy đất.

- Ý nghĩ

Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.

- Lời nói

- Sơn Tinh, Thủy Tinh: Hai chàng tâu hô đồ sính lễ sắm những gì

- Vua Hùng: Vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp...”

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1a) Xem phần bài học

1b) Tóm tắt truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” theo sự việc gắn với các nhân vật chính.

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho công chúa Mị Nương xinh đẹp. Cùng một lúc có Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. Cả hai đều tài giỏi, phân vân không biết chọn ai, vua ra điều kiện: Ai đem sính lễ đến trước vào ngày hôm sau sẽ được lấy Mị Nương. Sơn Tinh đến trước được rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng thất bại đành rút lui.

Từ đấy hàng năm, không quên mối oán hận, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.

1c) Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đối bằng các tên sau có được không?

+ Lý do đặt tên chuyện là “Sơn Tinh, Thủy Tinh” vì: Đây là hai đối tượng được nói đến nhiều nhất, giữ vai trò hoạt động chủ yếu trong diễn biến của cốt truyện => Nhân vật chính của câu chuyện, chọn tên nhân vật để đặt cho tiêu đề tác phẩm là hợp lí.

+ Nếu ta thay thế bằng các tựa đề:

a) Vua Hùng kén rể.

b) Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh.

c) Bài ca chiến công của Sơn Tinh.

=> Các tựa trên thiếu tính khái quát toàn diện nội dung tác phẩm (a) và (c), còn tiêu đề (b) dài dòng không cần thiết.

Câu 2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.

Bài làm tham khảo

MỘT LẦN KHÔNG VÂNG LỜI

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

(Theo Trần Công Tùng, Lê Thúy Nga - Học tốt ngữ văn 6)
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS



© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.