Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
08-03-2017, 12:29 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Cảm nhận khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ




I/ Mở bài

Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932-1941). Do Ông có một cuộc đời đầy đau thương Nên hồn thơ của ông mãnh liệt nhưng quằn quại và đau đớn giữa linh hồn và thể xác. Mặc dù vậy, ông vẫn luôn gắn bó với cuộc đời, tạo nên những hình ảnh nghệ thuật tuyệt mĩ. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những kiệt tác tiêu biểu cho hồn thơ của Hàn Mặc Tử . Người đọc còn mãi ám ảnh bởi những vần thơ ấy

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

II/ Thân bài

1/

Đây thôn Vĩ Dạ , được sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu trong tập Thơ Điên (về sau đổi tên thành Đau thương).

Bài thơ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ . Thi phẩm được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở thôn Vĩ Dạ tên là Hoàng Thị Kim Cúc. . Trong những ngày tháng vật lộn với cơn bệnh hiểm nghèo, Hàn Mặc Tử nhận được tấm bưu ảnh về phong cảnh xứ Huế có sông nước xứ Huế cùng những dòng chữ hỏi thăm của Hoàng Kim Cúc. Xúc động, bồi hồi trước tấm lòng cố nhân, Hàn Mặc Tử đã sáng tác bài thơ này.

Bài thơ có 12 câu, chia làm 3 khổ, mỗi khổ thơ như một bức tranh tuyệt đẹp về xứ Huế mộng mơ. Và phải chăng đằng sau những bức tranh đẹp về xư Huế là tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước của tác giả

2/

Khổ một là bức tranh đẹp Vĩ Dạ lúc hừng đông

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Mở đầu khổ thơ là một câu hỏi tu từ vừa dịu ngọt như lời mời chào vừa thân mật như một lời trách cứ đáng yêu : Rằng đã lâu sao anh không về chơi thôn Vĩ và …thăm em ?

Nhưng đâu chỉ là sự mời chào, sự nhẹ nhàng trách cứ mà ẩn sâu bên trong là cả một nỗi niềm nuối tiếc.

Nuối tiếc vì cảnh đẹp thế, người đáng yêu thế mà sao đã lâu anh không về chơi ? Tất nhiên, đây là lời mời chào của cô gái nhưng nó được sống dậy trong hoài niệm của chàng trai. Và những hoài niệm đó gắn với cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Cảnh được nói đến là một buổi bình minh. Nên :

+ Nắng mới lên là nắng buổi sáng sớm nhẹ nhàng tươi sáng, chiếu lấp lánh xuống những hàng cau, tàu cau còn ướt đẫm sương đêm.

+ Hai từ nắng trong một câu thơ đặt cách nhau gợi cho người đọc một cảm giác về sự chuyển động nhè nhẹ chầm chậm của ánh nắng ban mai.

Nắng lên, cỏ cây vườn tược như bừng sáng :

_ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

+ Cụm từ phiếm chỉ “Vườn ai” được đặt ở đầu câu thơ vừa dùng để hỏi nhưng vừa hàm ý bình phẩm xuýt xoa trước vẻ mướt quá, đẹp quá của vườn cây.Nhưng đồng thời nó cũng vừa hàm chút ngỡ ngàng bâng khuâng trong lòng tác giả : Vườn của nhà em đây hay vườn của nhà ai mà xanh thế, đẹp thế. Thực ra vẫn là vườn nhà em đấy thôi, vẫn là cảnh cũ người xưa đó thôi nhưng đã lâu chưa về chơi nên anh mới ngỡ ngàng trước sự mướt mát của cây cối mà thốt ra như vậy.

Mướt là sự êm mát mịn màng được cảm nhận bằng tay. Nhưng

+ Mướt quá của vườn cây lại được cảm nhận bằng mắt . Sự chuyển đổi cảm giác này, không chỉ gợi sự dịu dàng êm mát mơn mởn của cây lá trong vườn, mà còn như cho ta thấy sự xôn xao chuyển động của nhựa cây trong cây lá.

Vườn tược Vĩ Dạ xanh tươi bốn mùa và màu xanh đó được Hàn Mạc Tử ví :

+ Xanh như ngọc

Trong Thơ duyên, Xuân Diệu cũng đã từng viết : “ Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá. Xanh như ngọc của Hàn Mạc Tử là thứ xanh non của lá câu còn đẫm sương được khuyếch tán bởi những tia nắng mặt trời còn trinh bách nguyên sơ chưa hề nhuốm bụi.

Cho nên hai tiếng mướt quá và hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” là những nét vẽ thần tình tô đậm cái hồn của cây lá trong vườn ai.

Và cảnh vật dường như sinh động hẳn lên khi thấp thoáng xuất hiện bóng người :

_ Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Thấp thoáng sau những lá trúc mảnh mai thanh tú là khuôn mặt đầy đặn ẩn chứa bên trong bản chất hiền lành trung thực. Phải chăng chính sự thanh mảnh xanh biếc của lá trúc càng tôn thêm vẻ đẹp phúc hậu của gương mặt chữ điền. Và như thế, ở đây, nhà thơ đã Lấy cái thanh mảnh để gợi cái mộc mạc.

Câu thơ như một bức hoạ thần tình Khắc hoạ vẻ đẹp kín đáo đáng yêu của con người xứ Huế

Bức bưu ảnh và lời thăm hỏi của Hoàng Cúc là khởi hứng của bài thơ, làm nhà thơ sống dậy một kí ức đẹp về Huế với cảnh vật tươi sáng trong trẻo lạ thường. Vĩ Dạ được miêu tả trong một buổi hừng đông có màu phơn phớt của bình minh, có màu xanh mướt của cây lá, có đường nét thanh mảnh xinh xắn của lá trúc và còn có cả gương mặt phúc hậu của con người. Người đẹp, cảnh đẹp đó chính là cái hồn của Vĩ Dạ thơ và mộng. Trên cái nền phong cảnh đầy hương sắc ấy vấn vương một hoài niệm, một tiếng nói thì thầm của tình yêu.

III/ Kết luận :

Hàn Mạc Tử đã cho ta những vần thơ hay. Cảnh và người, mộng và thực, say đắm và bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ, bao nhiêu hình ảnh và cảm xúc đẹp hội tụ trong khổ thơ. Một câu hỏi “Sao” dịu ngọt; màu “nắng mới” tươi sang trong trẻo; cái màu xanh như ngọc của vườn ai, và cả sự mướt quá của cây lá Vĩ Dạ sẽ còn làm ám ảnh lòng ta và còn làm ám ảnh biết bao bạn đọc khác
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS



© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.